Hiện nay các loại sàn gỗ tự nhiên được khá nhiều người lựa chọn để trang trí cho nhà, văn phòng của mình bởi ngoài sự sang trọng thì còn có tính thẩm mỹ và độ bền khá cao. Bên cạnh việc có giá cả khá cao thì các loại sàn gỗ tự nhiên còn có chi phí lắp đặt rất cao so với sàn gỗ công nghiệp. Bởi việc lắp đặt sàn gỗ tự nhiên không chỉ đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm để xử lý những góc cạnh, mà nó nó còn cần khá nhiều công cụ, vật liệu hỗ trợ như đinh, keo, khung xương gỗ, ván lót,… Dưới đây là một số cách lắp đặt sàn gỗ tự nhiên thông dụng trên thị trường hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu để quý khách hàng tìm hiểu và lựa chọn khi có nhu cầu:
- Cách phổ biến nhất hiện nay là lắp đặt sử dụng keo:
- Đặc điểm:
- Sử dụng keo sữa để cố định các khớp hèm âm dương của sàn gỗ tự nhiên với nhau.
- Sàn gỗ được cách li với bề mặt sàn chỉ bởi lớp xốp cao su hoặc xốp tráng bạc để chống ẩm và tạo độ cân bằng cho sàn.
- Ưu điểm:
- Việc lắp đặt đơn giản và nhanh nhất trong các kiểu lắp đặt ván sàn tự nhiên.
- Chi phí hoàn thiện thấp.
- Do được cố định lại thành 1 khối nên độ co rút giãn nở của sàn gỗ tự nhiên được đảm bảo và dễ xử lý khi sàn gỗ bị giãn nở.
- Khuyết điểm:
- Khó sửa chữa từng phần bởi sàn gỗ được cố định bằng keo sữa.
- Khi muốn di dời lắp đặt sang chỗ khác thì việc tận dụng sàn gỗ cũ cũng bị hạn chế bởi cạnh hèm có thể sẽ bị gãy do keo đã khô. Và điều này tùy thuộc vào tay nghề người thợ khi lắp đặt sẽ cố định bằng keo toàn bộ sàn hay chỉ những phần nhỏ cố định.
- Lắp đặt theo kiểu sử dụng khung xương: Hiện nay ít người làm theo cách này do chi phí cao và thường là những khu vực có khí hậu ẩm thấp như miền bắc mới còn phổ biến cách lắp đặt này.
- Đặc điểm:
- Sử dụng khung xương gỗ để cố định cách li sàn gỗ với bề mặt sàn.
- Khung xương gỗ được cố định xuống sàn bằng đinh hoặc vít tắc kê.
- Người ta thường dùng gỗ giá trị thấp để làm khung xương đà, phổ biến trên thị trường hiện nay người ta thường dùng dầu đỏ, cao su. Nhưng một số người có điều kiện thì họ dùng xương đà gỗ Căm Xe.
- Quy cách khung xương thường dùng có độ dày khoảng 2 cm – 5 cm, rộng 3 cm – 5 cm, dài từ 1m trở lên tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
- Tùy vào nhu cầu cũng như độ phẳng của sàn mà người lắp đặt sẽ tư vấn có nên sử dụng them một lớp xốp ( foam) cao su hay xốp tráng bạc cách li giữa sàn gỗ và khung xương.
- Ưu điểm:
- Nhờ vào việc sàn gỗ tự nhiên được cách li bằng khung xương tránh tiếp xúc trực tiếp với sàn nên khả năng cong vênh, có ngót được hạn chế rất nhiều.
- Sàn gỗ được cố định bằng đinh chỉ vào khung xương chính vì vậy bề mặt sàn cứng chắc không bị sụt sịt .
- Khuyết điểm:
- Việc lắp đặt phức tạp mất nhiều thời gian.
- Vì cố định bằng đinh chính vì vậy rất khó sửa chữa từng phần khi gặp sự cố.
- Đồng thời sẽ không tái sử dụng được sàn gỗ cũ khi muốn di dời lắp đặt sang nơi khác bởi đinh sẽ làm hư hèm của sàn gỗ khi tháo gỡ.
- Chi phí lắp đặt cao bởi đòi hỏi người thợ phải có tay nghề giỏi và phát sinh thêm phần khung xương làm cho chi phí hoàn thiện ván sàn gỗ tự nhiên lát theo kiểu dùng khung xương khá cao.
- Nếu khung xương có chất lượng kém và không được xử lý mối mọt trước khi lắp và định kỳ sau khi lắp thì quá trình sử dụng lâu dài có thể gây sụt lún sàn.
- Do dùng đinh chỉ để có định sàn gỗ với khung xương nên về lâu dài sàn gỗ có thể bị sụt sịt đi có tiếng kêu do đinh bị rỉ sét.
- Cách thứ 3 là lắp đặt theo kiểu thả nổi không dùng keo, khung xương:
- Đặc điểm:
- Các thanh ván sàn được lắp ghép với nhau một cách bình thường theo cạnh hèm mà không sử dụng keo hay đinh cố định.
- Được thả nổi trên sàn.
- Sàn gỗ cũng được cách li với bề mặt sàn bằng lớp xốp cao su hoặc xốp tráng bạc.
- Ưu điểm:
- Việc lắp đặt đơn giản, dễ thực hiện, nhanh chóng.
- Chi phí hoàn thiện thấp hơn so với hai kiểu lắp đặt trên.
- Dễ sửa chữa khi có sự cố xảy ra với sàn.
- Có thể tận dụng gần như toàn bộ sàn gỗ cũ khi có nhu cầu di dời tháo lắp.
- Khuyết điểm:
- Do chỉ thả nổi chính vì vậy việc co ngót, cong vênh xảy ra thường xuyên hơn và thay đổi theo thời tiết.
- Vì không cố định bằng keo và khung xương nên sàn lắp xong trong thời gian đầu có thể phát ra tiếng kêu khi di chuyển trên sàn. Điều này xảy ra cũng do một phần là kết cấu hèm sàn gỗ tự nhiên thường không đều trong quá trình sản xuất và lưu kho.
- Ngoài ra việc co rút, giãn nở cũng xảy ra không đều chỗ có chỗ không do đặc tính của gỗ tự nhiên khi đưa vào sử dụng sẽ có độ hồi ẩm khác nhau.
- Lắp đặt theo kiểu xương cá: Đây là cách lắp đặt được khá nhiều người ưa thích lựa chọn hiện nay bởi nó có tính thẩm mỹ cao, đặc biệt phù hợp với những không gian biệt thự hiện đại cũng như cổ kính.
- Đặc điểm:
- Sàn gỗ tự nhiên được lắp đặt có hình dáng giống xương cá lên xuống.
- Hiện ván sàn tự nhiên lắp đặt theo kiểu xương cá thường được sản xuất riêng với cấu tạo hèm đơn trái phải khác nhau ( Herringbone Pattern) hoặc có quy cách hình bình hành ( Chevron Pattern)
- Có thể dùng hoặc không dùng khung xương gỗ, ván ép để cách li gỗ với bề mặt sàn. Hiện nay nếu có dùng thì người ta thường dùng cemboard thay cho ván ép bởi đặc điểm chống mối mọt và chịu nước tốt hơn.
- Nếu sử khung xương gỗ, ván ép, cemboard,… thì chúng thường được cố định bằng đinh hoặc vít.
- Ưu điểm:
- Bề mặt hoàn thiện đẹp, bắt mắt và sang trọng.
- Kết cấu xương cá làm cho sàn cứng chắc, ít bị ảnh hưởng cong vênh co ngót theo thời tiết.
- Khuyết điểm:
- Đây là kiểu lắp đặt phức tạp và có chi phí khá cao trong các kiểu lắp đặt sàn gỗ tự nhiên bởi đòi hỏi người thợ phải có tay nghề giỏi nhiều năm kinh nghiệm để xử lý các góc cạnh kết thúc sát tường cũng như lúc bắt ke ban đầu.
- Giá cả hoàn thiện rất cao nếu có các phần khung xương hỗ trợ.
- Khó sửa chữa ngay cả khi không sử dụng đinh hay keo cố định sàn.
- Bởi có cấu tạo hèm đặc biệt vì vậy khách hàng phải đặt hàng trước từ 10-15 ngày và phải với số lượng từ 50 m2 trở lên tùy từng loại gỗ ( trừ những trường hợp thỉnh thoảng tồn kho có sẵn).
- Việc tận dụng sàn gỗ cũ khi di dời tháo lắp tùy thuộc vào việc khi lắp đặt có sử dụng keo hay đinh để cố định hay không.
- Lắp đặt theo kiểu dán bằng dầu hắc hay nhựa đường: Đây là cách lắp đặt không còn phổ biến bởi có nhiều hạn chế. Hiện phương pháp này chủ yếu thỉnh thoảng dùng cho lót bậc cầu thang gỗ tự nhiên.
- Đặc điểm:
- Sàn gỗ tự nhiên được lắp đặt bằng cách đốt nóng chảy dầu hắc hay nhựa đường rồi đổ lên sàn nền từng khoảng nhất định, và sau đó dán từng tấm sàn gỗ có kết nối cạnh hèm lên lớp đầu này.
- Ưu điểm:
- Sàn gỗ tự nhiên sau khi lắp đặt xong thì sẽ có độ ổn định cao. Tỷ lệ cong vênh, co ngót được hạn chế khá lớn.
- Có thể dùng sàn gỗ tự nhiên không có mộng hèm âm dương vẫn tạo được độ thẩm mỹ do mình dán xuống sàn nền.
- Khuyết điểm:
- Đây là kiểu lắp đặt phức tạp đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức bởi do vừa đốt nóng chảy dầu hắc vừa làm, và một lần không thể làm được một diện tích rộng do dầu hắc nhanh khô.
- Đòi hỏi bề mặt nền trước khi lót sàn gỗ tự nhiên phải có độ phẳng cao
- Việc tiếp xúc mùi của dầu hắc có thể gây độc hại cho người lắp đặt.
- Giá cả hoàn thiện rất cao nếu có các phần khung xương hỗ trợ.
- Khó sửa chữa bởi ván gỗ tự nhiên dính rất chặt xuống sàn do dầu hắc. Và vì vậy việc tận dụng sàn gỗ cũ khi di dời tháo lắp gần như là không khả thi.